Tin tức
Mẹo bắt muỗi trong nhà bằng chai nhựa hiệu quả
01-08-2016
Theo thời gian, không gian ngày càng hu hẹp khiến các biện pháp này khó thực hiện thì đồng thời xuất hiện nhiều phương pháp mới như bắt muỗi bằng chai nhựa, dùng máy bắt muỗi, đèn bắt muỗi hay nhiều khu vực phải tiến hành phun thuốc diệt muỗi định kỳ thì mới có thể tiêu diệt loài muỗi hiệu quả.
Trong giai đoạn thời tiết giao mùa hiện nay, khí hậu nồm ẩm đã tạo thuận lợi cho muỗi sinh sôi nảy nở gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người dân. Đặc biệt với các gia đình có trẻ nhỏ, muỗi đốt không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu để lại sẹo trên da mà đặc biệt còn lan truyền những bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét...
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, nhất là các thế hệ người già đều lan truyền nhau về nhiều phương pháp diệt muỗi dân gian hiệu quả như trồng các loại cây có hương liệu mạnh mà loài muỗi không ưa như sả, cúc vạn thọ, hoa dạ hương hay dùng vỏ quýt khô đốt... Theo thời gian, không gian ngày càng hu hẹp khiến các biện pháp này khó thực hiện thì đồng thời xuất hiện nhiều phương pháp mới như bắt muỗi bằng chai nhựa, dùng máy bắt muỗi, đèn bắt muỗi hay nhiều khu vực phải tiến hành phun thuốc diệt muỗi định kỳ thì mới có thể tiêu diệt loài muỗi hiệu quả.
Gọi ngay: 093.4040.306
Chuẩn bị nguyên, vật liệu làm bẫy bắt muỗi bằng chai nhựa
Những nguyên vật liệu này không cần tốn kém chi phí mà thông thường là tận dụng từ những vật dụng trong nhà bỏ đi.
1. Chuẩn bị 1 chai nhựa 1,5 lít (tận dụng những vỏ chai nước ngọt coca, pepsi cũ đã rửa sạch.
2. Chuẩn bị mảnh vải tối màu
3. Chuẩn bị dao hoặc kéo sắc
4. Đường đỏ: dùng khoảng 50gram tương đương ½ chén để tạo màu và độ ngọt thu hút muỗi
5. Bột nở: Dùng khoảng 1/3 thìa, loại bột nở làm bánh mì, bánh bao...
Tiến hành làm bẫy bắt muỗi bằng chai nhựa
1. Dùng dao, kéo đã chuẩn bị cắt đôi chai nhựa đã rửa sạch.
2. Hòa tan 50gram đường đỏ trong khoảng 200ml nước ấm đổ vào phần đáy của chai nhựa đã cắt.
3. Chờ khi nước nguội, đổ 1/3 thìa bột nở vào chai nước và không khuấy. Lúc này khí CO2 sẽ được giải phóng.
4. Lấy phần nửa chai nhựa đã cắt còn lại úp vào theo chiều cổ chai xuống dưới để ạo thành hình cái phễu.
5. Dùng vải tối màu bọc phần thân chai lại và để vào góc kín trong nhà, khu vực mà muỗi thường hay quanh quẩn trong bóng tối.
Lưu ý: Quá trình thực hiện làm bẫy bắt muỗi bằng chai nhựa cần chú ý đến mực nước không dâng cao lấp đầy cổ trai bởi sẽ cản đường vào của muỗi.
Gọi ngay: 093.4040.306
Như vậy, có thể thấy phương pháp thực hiện cách bắt muỗi này thật đơn giản. Rất nhiều gia đình đã sử dụng thành công và giới thiệu để cùng nhau sử dụng hiệu quả. Mỗi chai nhựa bắt muỗi này có thể sử dụng dài ngày từ 20-30 ngày mới phải thay thế. Đồng thời với việc thực hiện nguyên liệu tận dụng từ đồ cũ này cũng không tốn kém chi phí nên mỗi gia đình có thể thực hiện cùng lúc vài bẫy bắt muỗi từ chai nhựa đặt ở những khu vực tối như phòng khách, nhà bếp, góc cầu thang... để thu hút hết lũ muỗi trong nhà vào đó, trả lại sự bình yên không phiền nhiễu, rắc rối với loài muỗi này cho không gian.
Nguyên tắc hoạt động của bẫy bắt muỗi bằng chai nhựa giúp chúng đạt hiệu quả cao.
Thực chất của việc làm này là vận dụng kết hợp các yếu tố hóa học và sinh học. Bóng tối là môi trường hoạt động của muỗi. Do vậy, khi chai nhựa được bịt kín bằng vải tối màu sẽ là nơi thu hút muỗi bay vào.
Đồng thời khi khí CO2 trong bình được giải phóng cũng chính là mồi nhử cho muỗi tìm đến, chúng lập tức lao vào không do dự nhưng khi quay đầu ra sẽ khó thoát vì cổ chai đã thu hẹp đường ra của chúng và chỉ còn nước mắc lại phía trên và chết dần trong đó.
Kết hợp đa dạng các phương pháp diệt muỗi để đạt hiệu quả cao nhất
Gọi ngay: 093.4040.306
Nếu như chữa bệnh cần dùng Đông Tây y kết hợp để đạt hiệu quả cao thì việc diệt muỗi cùng cần được kết hợp nhiều phương pháp cả trong lẫn ngoài không gian để đạt hiệu quả cao nhất. Một mặt áp dụng các phương pháp dân gian và các mẹo vặt như bắt muỗi bằng chai nhựa. Mặt khác, người dân cũng cần tiến hành dọn dẹp sạch sẽ, thông thoáng khu vực sinh sống. Đồng thời kết hợp phun thuốc diệt muỗi với các khu vực hàng rào, tường nhà... phía bên ngoài để không còn bóng dáng của loài muỗi sinh sôi. Có như vậy, các gia đình mới có thể hoàn toàn yên tâm tránh xa được loài muỗi, nhất là các gia đình có trẻ nhỏ chưa có khả năng tự vệ để đuổi muỗi và những gia đình có phụ nữ mang thai bởi loài muỗi truyền dịch sốt xuất huyết là loài muỗi chứa virut Zika gây bệnh não cho thai
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ ĐT để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí: 08.66854182 - 093.4040.306
Email: dietmoithanhlong1@gmail.com
Website: www.dietmoithanhlong.com
Các bài khác
- Các biện pháp phòng tránh và diệt muỗi trong mùa mưa
- Ấn tượng mạnh với hiệu quả diệt mối của Mythic 240SC
- TÂY NINH: ĐIỂM SÁNG PHONG TRÀO KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI, TƯƠNG TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HOÁ DÒNG HỌ HỒ.
- Nhận biết và điều trị thai phụ nhiễm Zika như thế nào?
- Bà Rịa - Vũng Tàu: Hai chị em ruột cùng nhiễm vi rút Zika